Cùng Nhân Khí khám phá về Bát Đại Công Tử Bắc Ly, những nhân vật lừng danh không chỉ vì tài năng xuất chúng mà còn bởi những câu chuyện đầy bí ẩn xung quanh họ.
Trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng Thiếu Niên Bạch Mã Tuý Xuân Phong, có một nơi bí ẩn khó lường như Bạch Hiểu Đường. Phàm là mọi chuyện trên đời đều không thể qua khỏi bàn tay của Bạch Hiểu Đường, nơi biết tất cả mọi thứ, họ ở khắp mọi nơi và không tìm thấy họ ở đâu. Bạch Hiểu Đường lần đầu đánh giá xếp hạng công tử Bắc Ly, họ xếp hạng những công tử trẻ tuổi và gọi chung là Bát Công Tử Bắc Ly.
Bát Công Tử Bắc Ly là những vị công tử có tài hoa và học thức hơn người, anh kiệt thiên hạ, ai nghe cũng nể phục. Khi một trong tám vị công tử mà gặp hiểm nguy thì toàn bộ sẽ cùng nhau hợp sức để hỗ trợ và chi viện cho huynh đệ. Nhưng có điều là các vị này có xuất thân khác nhau và cũng có những điểm khác biệt rõ rệt.
1. Phong Hoa Công Tử, Tiêu Nhược Phong – Một Trong Bát Đại Công Tử Bắc Ly
- Thực lực: Đã đạt tới Phù Dao Cảnh của Tiêu Dao Thiên Cảnh, sở hữu truyền thừa “Liệt Quốc Kiếm Pháp” – một bộ kiếm pháp hoàng thất Tiêu Thị. Theo lời kể của sư phụ Lý Tiên Sinh, Nhược Phong không thể luyện được bộ Liệt Quốc kiếm pháp đến mức tuyệt đỉnh, nên đã truyền cho bộ kiếm pháp “Thiện Hạ Đệ Nhị”. Tuy nhiên, Tiêu Nhược Phong cũng không thể đạt tới mức thành thục bộ kiếm pháp này. Một phút bất lực nên đã tự sáng tạo ra bộ kiếm pháp của riêng mình, mang tên “Thiên Hạ Đệ Tam”. Kiếm pháp của Tiêu Nhược Phong có thể nói là thực lực chỉ sau sư phụ Lý Trường Sinh ở đất nước Bắc Ly này mà thôi.
- Xuất thân: Tiêu Nhược Phong là thất hoàng tử của hoàng tộc Bắc Ly, con trai của Thái An Đế và là đệ tử của Lý Trường Sinh.
- Đặc điểm: Nổi tiếng với sự thâm sâu và mưu lược hơn người, Tiêu Nhược Phong được Bách Hiểu Đường đánh giá là tài hoa, có khả năng kế vị. Dù vậy, Tiêu Nhược Phong lại có tính cách trầm lặng và thích làm hiệp khách giang hồ hơn là một Vương gia phải gánh vác trọng trách nặng nề của triều đình.
2. Thanh Ca Công Tử Lạc Hiên
- Thực lực: Cửu Tiêu Cảnh của Tiêu Dao Thiên Cảnh, sau đó đã liệt vào hạng bốn của bảng anh hùng Quán Triệt Bảng do Bách Hiểu Đường xếp hạng.
- Xuất thân: Lạc Hiên là thiếu trang chủ của Lạc Thủy Sơn Trang, một công tử phong nhã và tài hoa.
- Đặc điểm: Xuất hiện với tiếng nhạc vang xa và hoa rơi, Lạc Hiên xuất hiện rất cầu kỳ và thực lực cũng không hề tầm thường. Mặc dù thường thích trình diễn hoa lệ, nhưng Lạc Hiên thực sự là một đối thủ đáng gờm.
3. Chước Mặc Công Tử Lôi Mộng Sát
- Thực lực: Cao thủ có tài năng tuyệt đỉnh, nhưng bị đày khỏi gia tộc Lôi Môn, bị cấm không thể quay về Gia Tộc.
- Xuất thân: Lôi Mộng Sát xuất thân từ Phích Lịch Đường, gia tộc Lôi Gia Bảo. Y là phụ thân của Nhị Thành chủ thành Tuyết Nguyệt, kiếm tiên Lý Hàn Y và Lôi Vô Kiệt, nương tử của hắn là Lý Tâm Nguyệt.
- Đặc điểm: Lôi Mộng Sát không chỉ nổi tiếng vì võ công mà còn vì nói nhiều, điều này đã di truyền sang con trai của y, Lôi Vô Kiệt – nói nhiều vô cùng. Với phong cách nói chuyện lảm nhảm, Lôi Mộng Sát thường khiến người khác bực mình nhưng lại là một trong những công tử khó đối phó nhất của Bắc Ly.
4. Lăng Vân Công Tử, Cố Kiếm Môn
- Thực lực: Nằm giữa cảnh giới Cửu Tiêu và Phù Dao của Tiêu Dao Thiên Cảnh.
- Xuất thân: Cố Kiếm Môn là đệ đệ của Cố Lạc Ly, gia chủ gia tộc Cố ở phía Tây Nam Đạo.
- Đặc điểm: Y xuất thân là tiểu bá vương của thành Thiên Khải, Cố Kiếm Môn nổi danh vì sự kiêu ngạo. Từ nhỏ, anh đã dám đối đầu với các thế lực lớn, luôn giữ vững bản lĩnh và tính cách phóng khoáng. Tuy nhiên, anh cũng có những lúc không thể thắng nổi sự lắm lời của Lôi Mộng Sát.
5. Liễu Nguyệt Công Tử Liễu Nguyệt
- Xuất thân: Thiếu trang chủ của Tú Thủy Sơn Trang.
- Đặc điểm: Liễu Nguyệt nổi danh với dung mạo tuyệt thế, là mỹ danh tuyệt thế công tử của thiên hạ. Anh luôn giữ hình ảnh toàn thân mặc đồ trắng, ngồi trong kiệu hoa mỹ, và sử dụng một sợi dây lưng vàng để chiến đấu mà không cần ra khỏi kiệu. Đã thu nhận Nguyệt Dao làm đệ tử duy nhất của mình.
6. Mặc Trần Công Tử Mặc Hiểu Hắc
- Thực lực: Cửu Tiêu Cảnh của Tiêu Dao Thiên Cảnh, sau đó đột phá lên đến Đại Tiêu Dao Cảnh.
- Xuất thân: Thiếu môn chủ của Mặc Môn.
- Đặc điểm: Mặc Hiểu Hắc là một công tử nổi tiếng xấu xí với phong cách đặc trưng là màu đen. Anh và Liễu Nguyệt luôn tranh giành danh hiệu Tứ Sư Huynh, tạo nên một sự đối lập rõ rệt giữa trắng và đen, đẹp và xấu.
7. Khánh Tướng Công Tử Tạ Tuyên
- Thực lực: Không luyện võ, nhưng có kiến thức uyên bác về võ công, đủ để trở thành kiếm tiên, danh kiếm Tạ Tuyên sở hữu mang tên “ Vạn Quyển Thư”.
- Xuất thân: Môn nhân của Sơn Tiền Thư Viện.
- Đặc điểm: Tạ Tuyên nổi tiếng vì tài học uyên bác, không gì không biết. Dù không luyện võ, nhưng nhờ đọc nhiều bí kíp võ công, Tạ Tuyên đã nhanh chóng trở thành một kiếm tiên mạnh mẽ trong “Thiếu Niên Ca Hành”.
8. Vô Danh Công Tử
- Xuất thân: Đại Sư Huynh của Học Đường Lý Trường Sinh.
- Đặc điểm: Là nhân vật bí ẩn nhất trong Bát Công Tử Bắc Ly. Quân Ngọc, với phong thái phóng khoáng và vẻ ngoài luộm thuộm, đã từng khiến những người khác nghi ngờ về sự tồn tại của mình. Tuy nhiên, thực lực của Quân Ngọc là mạnh nhất trong Bát Công Tử. Y đã hội ngộ với tiểu sư đệ Bách Lý Đông Quân của mình, khi Diệp Đỉnh Chi bị Thiên Ngoại Thiên bắt về. Ở đó hai người và Nguyệt Giao đã cùng nhau chiến đấu để đưa Diệp Đỉnh Chi quay về. Nhưng không thể đưa hắn về mà còn bị đánh ngất và bị hút hết công lực, Quân Ngọc là người đưa Bách Lý Đông Quân Quay về.
Kết Luận
Những công tử Bắc Ly không chỉ là những nhân vật tài hoa mà còn mang trong mình những câu chuyện đặc biệt. Những đồ đệ mà Lý Trường Sinh thu nhận đều là những con người có tài năng tuyệt đỉnh và còn rất thú vị.
Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy thú vị và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều nội dung hấp dẫn về bộ phim Thiếu Niên Bạch Mã Tuý Xuân Phong.